Trà Ô Long có xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, và có lịch sử kéo dài hơn 1000 năm với tên gọi truyền thống là trà Beiyuan. Vào thời Tống, loại trà này được tiến cống cho hoàng gia, trở thành thức uống hoàng tộc, sang trọng. Được biết, khu vực thuộc tỉnh Phúc Kiến là Beiyuan, quanh núi Phượng Hoàng, nông dân ở đây là người đầu tiên trồng loại trà này vào thời Đường, và công việc đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Mãi đến 400 năm trở về đây, trà Ô Long mới dần phổ biến hơn ở Trung Quốc, không còn là thức uống chỉ dành cho vua chúa, hoàng tộc nữa.
Đến đầu thế kỷ 19, khi Anh bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc, đại sứ Anh đã đưa 1 ít trà Ô Long về cho Nữ Hoàng Anh thường thức và dần dần phổ biến ở các nước phương Tây. Cho đến nay, loại trà này cũng được các nước phương Tây, đặc biệt là Anh, Mỹ nhập khẩu rất nhiều. Thậm chí, nữ hoàng Anh lúc bấy giờ còn đặt cho loại trà này 1 cái tên rất mỹ miều “Vẻ đẹp phương Đông”.
Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao lại đặt tên cho loại trà này là Olong. Có người kể về truyền thuyết loại trà này ra đời như sau: “Trong triều đại nhà Thanh, một người trồng trà ở Phúc Kiến đã hái trà vào một ngày khi ông nhìn thấy một con nai. Ông quyết định đi săn nai thay vì chế biến trà. Và ngày hôm sau, khi ông tiếp tục công việc của mình, các cạnh lá trà đã bị oxy hóa một phần, và tạo ra mùi thơm đặc biệt. Thế là ông ta chế biến trà theo cách thường ngày vẫn làm và ra 1 kết quả hết sức bất ngờ, trà có mùi thơm nồng, vị ngọt và hoàn toàn ít vị đắng. Ông ta tên là Olong nên loại trà này được đặt theo tên ông.”
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều người vẫn quen thuộc với cách giải thích tên trà Ô Long như sau: Trà Olong, theo phiên âm Hán cớ nghĩa là “rồng đen”. Tương truyền, sau khi chế biến, các sợi trà có 1 hình dáng đặc biệt, giống như con rồng, thế nên nhiều người đặt tên như thế. Mặc dù, hiện nay, đa số trà Ô Long có hình dáng cuộn tròn là bởi trong quá trình vận chuyển, trà olong dễ bị dập nát nên người Đài Loan sau nay mới áp dụng các công nghệ tiến tiến, khiến lá trà bị cuộn lại nhưng vẫn giữ đúng hương vị xưa cũ.
Cho dù được đặt tên theo kiểu nào, thì trà Ô Long vẫn là tên gọi dễ nhớ, có tính phổ biến cao, trở thành “Vua của các loại trà”.
Trà Olong thực chất được sản xuất từ lá chè (có tên khoa học là Camellia sinensis), cùng 1 loại để sản xuất ra các loại trà xanh, trà đen… Nhưng có cách chế biến rất khác.
Trà Olong có màu sắc rất khác, nó là sự chuyển tiếp giữa màu xanh và màu đen. Bởi trong lá trà có chứa 1 chất enzyme, tạo ra các phản ứng oxy hóa nhưng quá trình oxy hóa này diễn ra không hoàn toàn khiến trà không bị đen hoặc xanh.
Tuy thế, mỗi thương hiệu trà Olong khác nhau sẽ có màu sắc trà khác nhau, từ màu xanh đến màu nâu đậm. Và với những cách chế biến khác nhau như thế, sẽ khiến nước trà sau khi pha sẽ có màu nước từ vàng nhạt đến hồng đậm và chắc chắn, hương thơm sẽ khác nhau.
Trà Olong cũng giống như nhiều loại trà khác, đều chứa một số vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa hữu ích.
Một số chất oxy hóa chính có trong trà Olong là polyphenol, theaflavin, thearubigins và EGCG. Đây là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Cho đến nay, chưa ai biết rõ về việc trà Olong xuất hiện tại Việt Nam khi nào, nhưng đa phần đều hiểu rõ Olong Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Đài Loan và đến hơn 80% trà Olong Việt Nam được xuất khẩu sang Đài Loan.
Trong thế giới các loại trà Olong, 100% trà Olong tại Việt Nam là loại trà Olong Cao Sơn. Đây chính là loại trà được trồng trên vùng núi cao hơn 1000 mét so với mực nước biển ở Đài Loan. Và đây cũng là loại trà được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.
Vùng chuyên trồng trà Olong tại Việt Nam chỉ có tại vùng cao nguyên Bảo Lộc, Lâm Đồng, với diện tích trồng trà lên tới 24.000 hecta, với khí hậu tuyệt vời cho sự sinh trưởng và tạo ra những gói trà cao cấp, ngon nhất.
Trà Olong là loại trà được thiên nhiên ban tặng như 1 món quà giàu chất chống oxy hóa. Bởi theo Trung tâm dữ liệu dinh dưỡng quốc gia tại Mỹ, USDA cho biết, trong trà olong có chứa các chất vitamin và khoáng chất cần thiết và quan trọng như Canxi, mangan, đồng, carotin, selen, kali và magiê.
Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất niacinamide và alkaloid có chức năng giải độc. Hợp chất polyphenolic được hình thành trong quá trình bán lên men để gia tăng giá trị lợi ích về sức khỏe con người. Trong trà cũng chứa caffeine, theophylline, và theobromine (tương tự như caffeine), có thể kích thích hệ thần kinh nếu dùng đúng cách.
Các hợp chất polyphenol tìm thấy trong trà ô long có liên quan tích cực đến việc kiểm soát sự trao đổi chất, đặc biệt là chất béo, do đó, giảm nguy cơ béo phì hiện nay.
Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho biết, uống trà Olong thường xuyên sẽ kích hoạt chất enzym và cải thiện chức năng các tế bào mỡ. Bên cạnh đó, hàm lượng caffeine là hoạt chất tác động đến quá trình giảm cân, và sự giảm cân được tăng tốc nhanh hơn do các hợp chất polyphenol có trong trà này.