Nguồn gốc trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm trở thành cực phẩm của trà Ô Long là một trong “thập đại danh trà” nổi tiếng của Trung Quốc, trà gắn liền với nó là cả một truyền thuyết kỳ bí về Quan âm Bồ Tát, chính vì thế mà nó mới được đặt tên là Thiết Quan Âm.
Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, trên vườn trà ở trấn Tây Bình, huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà cúng dường lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông. Một đêm, Ngụy Ẩm nằm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa phong lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh giấc mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng. Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng. Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm. Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ.
Đặc điểm của trà Thiết Quan Âm
Cây trà mọc trên núi cao, hấp thụ những tinh túy của đất trời để sinh trưởng. Nó đâm chồi vào cuối tháng 3 hàng năm và thu hoạch suốt bốn mùa trong năm, nhưng sản lượng mùa xuân là nhiều nhất , hương trà mùa thu là thơm đượm nhất.
Kỹ thuật thu hoạch của trà Thiết Quan Âm rất đặc biệt. Nó không hái những lá chồi non, mà chọn 2-3 lá chồi mới trưởng thành. Nó thường được gọi là "hái bề mặt mở", có nghĩa là tất cả các lá đã được mở ra và hái khi chúng hình thành chồi.
Sau khi hong làm héo lá trà trong mát tầm 4 tiếng, cần dùng tấm vải trắng bao bọc lá trà, vừa xe và lắc bao trà, trải qua 25 lần xe nhẹ, hong khô xong lại hong khô bằng nhiệt độ thấp, cafein trong lá trà sẽ thăng hoa, kết tụ thành lớp sương trắng trên bề mặt lá.
Được tạo ra từ bàn tay khéo léo lành nghề của những người thợ làm trà lâu năm, với những công đoạn từ khi thu hái tới lúc ủ trà, sao trà đều hoàn toàn thủ công, không tẩm ướp thêm bất cứ phụ gia nào nên trà giữ được hương thơm tự nhiên nhất.
Trà Thiết Quan Âm thoạt nhìn thì có vẻ khá giống với Trà Ô Long và thường bị nhầm lẫn với Trà Ô Long. Thực chất Trà Thiết Quan Âm và Trà Ô Long cùng thuộc nhóm trà vàng (là loại trà nằm giữa trà xanh và trà đen, nghĩa là trà bị oxy hóa khoảng 10 – 70%. Tuy nhiên, Trà Thiết Quan Âm độ oxy hóa thấp hơn, tầm 10 – 15%, còn trà Ô Long thì độ oxy hóa thường nằm trong khoảng 30 – 40% nên Trà Thiết Quan Âm khi pha ra còn mang dư vị của Trà Xanh khá nhiều.
Trà Thiết Quan Âm có hương thơm thanh nhã quyến rũ, làm say đắm lòng người. Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc.
Công dụng của trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm có hơn 30 loại khoáng chất, trong đó có Kali, Flo, đặc biệt hàm lượng nguyên tố Selen cao nhất. Những khoáng chất này có thể thúc đẩy việc sản sinh kháng thể và miễn dịch, tăng cường khả năng ngừa bệnh của cơ thể, có tác dụng trị bệnh mạch vành. Ngoài ra, mùi thơm của Trà Thiết Quan Âm rất có ích cho việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe khiến cho tâm trạng vui tươi sảng khoái.
Cách pha trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm khi pha phải dùng nước đang sôi, như vậy hương trà mới thoát ra ngoài đầy đủ. Trà Thiết Quan Âm khi pha sẽ tỏa ra mùi thơm như hoa lan, còn có cả mùi hạt dẻ nhè nhẹ. Đây chính là đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa Trà Thiết Quan Âm và trà Ô Long. Trà Thiết Quan Âm khi pha có màu nước vàng kim rất trong. Khi thưởng thức trà nên uống từng ngụm nhỏ, đầu lưỡi chuyển nhẹ để các gai vị giác trên lưỡi tiếp xúc với nước trà, sau đó nuốt từ từ, cảm nhận vị ngon tuyệt vời của nó.
Nguồn gốc trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm trở thành cực phẩm của trà Ô Long là một trong “thập đại danh trà” nổi tiếng của Trung Quốc, trà gắn liền với nó là cả một truyền thuyết kỳ bí về Quan âm Bồ Tát, chính vì thế mà nó mới được đặt tên là Thiết Quan Âm.
Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, trên vườn trà ở trấn Tây Bình, huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà cúng dường lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông. Một đêm, Ngụy Ẩm nằm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa phong lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh giấc mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng. Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng. Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm. Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ.
Đặc điểm của trà Thiết Quan Âm
Cây trà mọc trên núi cao, hấp thụ những tinh túy của đất trời để sinh trưởng. Nó đâm chồi vào cuối tháng 3 hàng năm và thu hoạch suốt bốn mùa trong năm, nhưng sản lượng mùa xuân là nhiều nhất , hương trà mùa thu là thơm đượm nhất.
Kỹ thuật thu hoạch của trà Thiết Quan Âm rất đặc biệt. Nó không hái những lá chồi non, mà chọn 2-3 lá chồi mới trưởng thành. Nó thường được gọi là "hái bề mặt mở", có nghĩa là tất cả các lá đã được mở ra và hái khi chúng hình thành chồi.
Sau khi hong làm héo lá trà trong mát tầm 4 tiếng, cần dùng tấm vải trắng bao bọc lá trà, vừa xe và lắc bao trà, trải qua 25 lần xe nhẹ, hong khô xong lại hong khô bằng nhiệt độ thấp, cafein trong lá trà sẽ thăng hoa, kết tụ thành lớp sương trắng trên bề mặt lá.
Được tạo ra từ bàn tay khéo léo lành nghề của những người thợ làm trà lâu năm, với những công đoạn từ khi thu hái tới lúc ủ trà, sao trà đều hoàn toàn thủ công, không tẩm ướp thêm bất cứ phụ gia nào nên trà giữ được hương thơm tự nhiên nhất.
Trà Thiết Quan Âm thoạt nhìn thì có vẻ khá giống với Trà Ô Long và thường bị nhầm lẫn với Trà Ô Long. Thực chất Trà Thiết Quan Âm và Trà Ô Long cùng thuộc nhóm trà vàng (là loại trà nằm giữa trà xanh và trà đen, nghĩa là trà bị oxy hóa khoảng 10 – 70%. Tuy nhiên, Trà Thiết Quan Âm độ oxy hóa thấp hơn, tầm 10 – 15%, còn trà Ô Long thì độ oxy hóa thường nằm trong khoảng 30 – 40% nên Trà Thiết Quan Âm khi pha ra còn mang dư vị của Trà Xanh khá nhiều.
Trà Thiết Quan Âm có hương thơm thanh nhã quyến rũ, làm say đắm lòng người. Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc.
Công dụng của trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm có hơn 30 loại khoáng chất, trong đó có Kali, Flo, đặc biệt hàm lượng nguyên tố Selen cao nhất. Những khoáng chất này có thể thúc đẩy việc sản sinh kháng thể và miễn dịch, tăng cường khả năng ngừa bệnh của cơ thể, có tác dụng trị bệnh mạch vành. Ngoài ra, mùi thơm của Trà Thiết Quan Âm rất có ích cho việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe khiến cho tâm trạng vui tươi sảng khoái.
Cách pha trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm khi pha phải dùng nước đang sôi, như vậy hương trà mới thoát ra ngoài đầy đủ. Trà Thiết Quan Âm khi pha sẽ tỏa ra mùi thơm như hoa lan, còn có cả mùi hạt dẻ nhè nhẹ. Đây chính là đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa Trà Thiết Quan Âm và trà Ô Long. Trà Thiết Quan Âm khi pha có màu nước vàng kim rất trong. Khi thưởng thức trà nên uống từng ngụm nhỏ, đầu lưỡi chuyển nhẹ để các gai vị giác trên lưỡi tiếp xúc với nước trà, sau đó nuốt từ từ, cảm nhận vị ngon tuyệt vời của nó.