PHỔ NHĨ - LOẠI TRÀ TRỨ DANH CỦA VÙNG ĐẤT VÂN NAM, TRUNG QUỐC
Trà Phổ Nhĩ là đặc sản xuất xứ từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, có mùi vị khá giống với chè đen của Việt Nam nhưng nhờ cách chế biến công phu, nó không giống với bất kỳ loại trà nào khác và vì thế hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp ghé ngang vùng đất này.
Loại trà này chỉ ở Vân Nam mới có, cách nay đã gần 2.000 năm lịch sử. Thời nhà Minh, do chủ trương của Chu Nguyên Chương, bánh trà dẩn bị tán trà thay thế, nhưng trà Phố Nhĩ lại là ngoại lệ, nó không những không bị chết theo thời gian mà ngược lại càng phát triển mạnh mẽ. Thời Thanh là thời kỳ phát triển thịnh vượng cùa trà Phổ Nhĩ, các vương công quý tộc và các vãn nhân tài tử nồi danh đểu có thói quen dùng trà Phổ Nhĩ, có cách nói “Hạ uống Long Tinh, đông uống Phổ Nhĩ”, triều đình cũng liệt kê loại trà này vào danh sách cổng phẩm, mỗi năm quy định cống 6,6 vạn cân. Khi đó, Tư Mao và Xishuangbana là nơi chủ yếu tróng trà Phổ Nhĩ. Phổ Nhĩ và Tư Mao là nơi gia công và thu gom đi. Thời Minh - Thanh, trà Mã cổ Đạo coi Phổ Nhĩ là trung tâm đề phát tán trà ra ngoài, đưa trà Phổ Nhĩ vận chuyến tới các tỉnh trong nội địa và Tây Tạng, chuyển vào các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Miến Điện và Thái Lan và chuyển sang các nước châu Âu. Trà Phổ Nhĩ rất có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe, nhất là có tác dụng tiêu hóa, sau khi truyền ra nước ngoài cũng được các nước nhiệt liệt đón chào, được coi là “trà ích thọ”. Văn hào Nga Lev Tolstoy trong “Chiến tranh và hòa bình” cũng nhắc tới sự thần kỳ của lá trà.
Tại Vân Nam, cây trà được trồng trên núi cao ở vùng Vân Nam hàng chục năm rồi mới bắt đầu thu hoạch để chế biến. Sau khi tuyển những lá trà đủ chất lượng thì gốc trà vẫn được giữ nguyên, tiếp tục chăm sóc cho nhiều mùa sau bởi cây trà càng lâu năm thì sẽ càng cho ra loại trà thượng hạng. Có cây đến hàng trăm năm tuổi vẫn còn được sử dụng tốt. Tuy nhiên điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt của trà Phổ Nhĩ không phải ở lá trà ngon hay dở mà nằm ở khâu chế biến thành phẩm. Người Vân Nam có câu: "Trà sống ngon dễ kiếm, trà chín tốt khó tìm", ý chỉ để tạo ra một bánh trà đủ chất lượng thì phải tốn nhiều công sức, nhiều năm.
Lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, có khi mất vài năm, nén lại thật chặt thành đủ hình dạng, phổ biến nhất là hình tròn với một lỗ hõm ở giữa mới tạo nên một bánh trà hoàn hảo. Bù lại có thể để bao lâu cũng được bởi chúng không có hạn sử dụng. Giống như rượu vang ủ lâu năm thì trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền.
Trà ngon và đủ chất lượng phải bảo có hương thơm trầm dịu, hậu vị sâu. Chất dinh dưỡng trong lá trà phải phong phú, nước trà đậm, khí trà mạnh mẽ và giữ được hương rất lâu trong miệng.
Có hai loại trà Phổ Nhĩ: giảm cân và thanh lọc cơ thể. Trà Phổ Nhĩ giảm cân có mùi thơm nhẹ, màu hồng trông đẹp mắt. Trà Phổ Nhĩ thanh lọc có màu hơi nâu và mùi hơi giống mùi khai.
Ngày nay, trà Phổ Nhĩ phân bố chủ yếu tại Lâm Thương và Tây Song Bản Nạp của Vân Nam với những hãng trà gia truyền nổi tiếng như Lão Ban Chương, Di Vũ, Băng Đảo, Tích Quy... Thú vui của người Vân Nam là ngồi đàm đạo, thẩm trà cùng khách thập phương. Một bánh trà Phổ Nhĩ 4 năm có giá khoảng 720.000 VNĐ, đủ cho một người uống trong 6 tháng.
Khi đã mua được trà Phổ Nhĩ thì pha trà cũng rất quan trọng, cần có kỹ xảo. Đầu tiên, nên dùng đũa trúc hoặc gỗ cứng tách từng lớp trà Phổ Nhĩ ra, tránh bị vụn; sau khi tách nên đề hai tuần sau mới uống thì ngon hơn. Pha trà Phổ Nhĩ tốt nhất là dùng ấm trà có thân ấm to, tránh được nhiệt độ bị hạ xuống nhanh. Nhiệt độ nước còn tùy từng loại trà mà khác nhau, trà bánh, trà khẩn áp (trà nén) và trà cụ thì nên dùng nước sôi để pha; trà non cao cấp thì nên dùng nước có nhiệt độ thấp một chút để pha. Vì mỗi bánh trà được lên men và phơi nhiều năm nên bị bám bụi, chính vì vậy cần phải rửa trà qua 3 lần nước sôi. Lượt nước thứ 4 mới dùng để uống.
Từ hàng ngàn năm nay, ở Trung Hoa trà Phổ Nhĩ là một loại dược phẩm có giá trị cao đã được nhiều sự ủng hộ, tôn sùng của nhiều người và có rất nhiều lời ca tụng, khen ngợi đã được sách xưa ghi nhận. Người xưa đã đúc kết lại những hiệu quả đặc biệt của trà Phổ Nhĩ trong việc phòng chữa bệnh bao gồm: lợi gan, sáng mắt, giúp tinh thần tỉnh táo, bổ não, bồi dưỡng sức khoẻ, thoải mái, sảng khoái tinh thần, có lợi cho tiêu hoá, giải độc, giảm đầy hơi, thanh nhiệt, tan đờm, tan mỡ, phòng bệnh, trừ bệnh, làm đẹp da..
Trà Phổ Nhĩ có tác dụng đặc biệt trong giảm mỡ, giảm béo, hạ huyết áp, tốt cho những người mắc huyết áp cao, chống bệnh xơ cứng động mạch, bảo vệ và bồi dưỡng cho dạ dày, phòng chống bệnh ung thư.
PHỔ NHĨ - LOẠI TRÀ TRỨ DANH CỦA VÙNG ĐẤT VÂN NAM, TRUNG QUỐC
Trà Phổ Nhĩ là đặc sản xuất xứ từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, có mùi vị khá giống với chè đen của Việt Nam nhưng nhờ cách chế biến công phu, nó không giống với bất kỳ loại trà nào khác và vì thế hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp ghé ngang vùng đất này.
Loại trà này chỉ ở Vân Nam mới có, cách nay đã gần 2.000 năm lịch sử. Thời nhà Minh, do chủ trương của Chu Nguyên Chương, bánh trà dẩn bị tán trà thay thế, nhưng trà Phố Nhĩ lại là ngoại lệ, nó không những không bị chết theo thời gian mà ngược lại càng phát triển mạnh mẽ. Thời Thanh là thời kỳ phát triển thịnh vượng cùa trà Phổ Nhĩ, các vương công quý tộc và các vãn nhân tài tử nồi danh đểu có thói quen dùng trà Phổ Nhĩ, có cách nói “Hạ uống Long Tinh, đông uống Phổ Nhĩ”, triều đình cũng liệt kê loại trà này vào danh sách cổng phẩm, mỗi năm quy định cống 6,6 vạn cân. Khi đó, Tư Mao và Xishuangbana là nơi chủ yếu tróng trà Phổ Nhĩ. Phổ Nhĩ và Tư Mao là nơi gia công và thu gom đi. Thời Minh - Thanh, trà Mã cổ Đạo coi Phổ Nhĩ là trung tâm đề phát tán trà ra ngoài, đưa trà Phổ Nhĩ vận chuyến tới các tỉnh trong nội địa và Tây Tạng, chuyển vào các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Miến Điện và Thái Lan và chuyển sang các nước châu Âu. Trà Phổ Nhĩ rất có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe, nhất là có tác dụng tiêu hóa, sau khi truyền ra nước ngoài cũng được các nước nhiệt liệt đón chào, được coi là “trà ích thọ”. Văn hào Nga Lev Tolstoy trong “Chiến tranh và hòa bình” cũng nhắc tới sự thần kỳ của lá trà.
Tại Vân Nam, cây trà được trồng trên núi cao ở vùng Vân Nam hàng chục năm rồi mới bắt đầu thu hoạch để chế biến. Sau khi tuyển những lá trà đủ chất lượng thì gốc trà vẫn được giữ nguyên, tiếp tục chăm sóc cho nhiều mùa sau bởi cây trà càng lâu năm thì sẽ càng cho ra loại trà thượng hạng. Có cây đến hàng trăm năm tuổi vẫn còn được sử dụng tốt. Tuy nhiên điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt của trà Phổ Nhĩ không phải ở lá trà ngon hay dở mà nằm ở khâu chế biến thành phẩm. Người Vân Nam có câu: "Trà sống ngon dễ kiếm, trà chín tốt khó tìm", ý chỉ để tạo ra một bánh trà đủ chất lượng thì phải tốn nhiều công sức, nhiều năm.
Lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, có khi mất vài năm, nén lại thật chặt thành đủ hình dạng, phổ biến nhất là hình tròn với một lỗ hõm ở giữa mới tạo nên một bánh trà hoàn hảo. Bù lại có thể để bao lâu cũng được bởi chúng không có hạn sử dụng. Giống như rượu vang ủ lâu năm thì trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền.
Trà ngon và đủ chất lượng phải bảo có hương thơm trầm dịu, hậu vị sâu. Chất dinh dưỡng trong lá trà phải phong phú, nước trà đậm, khí trà mạnh mẽ và giữ được hương rất lâu trong miệng.
Có hai loại trà Phổ Nhĩ: giảm cân và thanh lọc cơ thể. Trà Phổ Nhĩ giảm cân có mùi thơm nhẹ, màu hồng trông đẹp mắt. Trà Phổ Nhĩ thanh lọc có màu hơi nâu và mùi hơi giống mùi khai.
Ngày nay, trà Phổ Nhĩ phân bố chủ yếu tại Lâm Thương và Tây Song Bản Nạp của Vân Nam với những hãng trà gia truyền nổi tiếng như Lão Ban Chương, Di Vũ, Băng Đảo, Tích Quy... Thú vui của người Vân Nam là ngồi đàm đạo, thẩm trà cùng khách thập phương. Một bánh trà Phổ Nhĩ 4 năm có giá khoảng 720.000 VNĐ, đủ cho một người uống trong 6 tháng.
Khi đã mua được trà Phổ Nhĩ thì pha trà cũng rất quan trọng, cần có kỹ xảo. Đầu tiên, nên dùng đũa trúc hoặc gỗ cứng tách từng lớp trà Phổ Nhĩ ra, tránh bị vụn; sau khi tách nên đề hai tuần sau mới uống thì ngon hơn. Pha trà Phổ Nhĩ tốt nhất là dùng ấm trà có thân ấm to, tránh được nhiệt độ bị hạ xuống nhanh. Nhiệt độ nước còn tùy từng loại trà mà khác nhau, trà bánh, trà khẩn áp (trà nén) và trà cụ thì nên dùng nước sôi để pha; trà non cao cấp thì nên dùng nước có nhiệt độ thấp một chút để pha. Vì mỗi bánh trà được lên men và phơi nhiều năm nên bị bám bụi, chính vì vậy cần phải rửa trà qua 3 lần nước sôi. Lượt nước thứ 4 mới dùng để uống.
Từ hàng ngàn năm nay, ở Trung Hoa trà Phổ Nhĩ là một loại dược phẩm có giá trị cao đã được nhiều sự ủng hộ, tôn sùng của nhiều người và có rất nhiều lời ca tụng, khen ngợi đã được sách xưa ghi nhận. Người xưa đã đúc kết lại những hiệu quả đặc biệt của trà Phổ Nhĩ trong việc phòng chữa bệnh bao gồm: lợi gan, sáng mắt, giúp tinh thần tỉnh táo, bổ não, bồi dưỡng sức khoẻ, thoải mái, sảng khoái tinh thần, có lợi cho tiêu hoá, giải độc, giảm đầy hơi, thanh nhiệt, tan đờm, tan mỡ, phòng bệnh, trừ bệnh, làm đẹp da..
Trà Phổ Nhĩ có tác dụng đặc biệt trong giảm mỡ, giảm béo, hạ huyết áp, tốt cho những người mắc huyết áp cao, chống bệnh xơ cứng động mạch, bảo vệ và bồi dưỡng cho dạ dày, phòng chống bệnh ung thư.