Những điều bạn nên biết về trà thảo mộc (trà thảo dược) khi hỗ trợ điều trị bệnh
Những năm gần đây, y học có xu hướng tìm về các loại cây cỏ trong thiên nhiên, điều đó làm cho mọi người tăng thêm sự hiểu biết về y học truyền thống. Cách điều trị bệnh bằng trà là một trong những phương pháp tiện lợi và là liệu pháp đáng tin cậy. Trên thực tế, trong ngành y học cổ truyền, việc điều trị bệnh bằng trà là một trong những viên ngọc sáng lấp lánh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu thêm về trà thảo mộc hay trà thảo dược để sử dụng đúng cách.
Trà thảo dược là gì?
Trà thảo dược (trà thảo mộc): Trong thành phần của nó không chỉ có lá trà mà là phối hợp giữa trà và thảo dược, dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà)...
- Lá trà đơn hành: Là dùng lá trà pha uống để phòng trị một số bệnh mãn tính nào đó.
- Phối hợp giữa trà và thảo dược: Lá trà dùng chung với các loại thảo dược khác như một loại dược phẩm, đó là sự phát triển trong thực tế của trà thảo dược. Nếu chỉ sử dụng một loại lá trà nào đó để trị bệnh thì phạm vi điều trị sẽ bị hạn chế, còn phối hợp giữa lá trà với các loại thảo dược khác thì có thể trị được nhiều loại bệnh hơn.
- Dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà): Là loại trà thảo dược có thể không thêm lá trà nào cả, chỉ dùng các loại thảo dược đối với những chứng bệnh không cần thiết hoặc không thích hợp điều trị bằng lá trà. Ngoài ra, tuy được làm từ nhiều loại thảo dược nhưng những thác thuốc đó vẫn là trà tễ, người bệnh có thể sử dụng một cách tiện lợi. Bắt đầu từ đời Đường (Trung Quốc), có rất nhiều phương thuốc được ghi chép lại trên các sách y dược, một phần trong các bài thuốc đó là trà, nhưng không có mặt lá trà. Bài này làm cho bài thuốc của trà thảo dược phổ biến hơn.
Đặc điểm của trà thảo dược
- Đầu tiên, bản thân trà thảo dược có thể giúp phát huy tác dụng điều trị của nó. Trà thaỏ dược có lợi cho việc phát huy tác dụng thuốc. Những loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu và có hương thơm như trần bì, trà hoa hồng rất có hiệu quả khi được bài chế bằng phương thức trà thảo dược nhưng phải tránh nấu quá lâu. Những loại thảo dược được bào chế thành dạng bột, mặt tiếp xúc với dung môi rát lớn, hơn nữa có thể pha nhiều lần cho đến khi mùi vị nhạt đi, như vậy càng có lợi tron việc tận dụng hết các chất trong trà thảo dược.
- Thứ hai là nguyên liệu của các phương thuốc trà thảo dược dễ tìm, tiện lợi khi sử dụng, cho nên nó dễ được nhiều người tiếp nhận.
- Thứ ba là trà thảo dược giúp giảm áp lực về tinh thần khi uống thuốc tây, tránh bị bệnh đau dạ dày, có lợi cho việc điều trị các bệnh mãn tính.
- Thứ tư vì trong trà thảo dược ít dùng dược phẩm, thường sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, cho nên chúng ta vừa có thể tiết kiệm dược liệu, vừa tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
Cách pha trà thảo dược
Nếu pha, nấu trà thảo dược không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của nó. Ngược lại, nếu đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Về cách pha trà thảo dược, trước tiên, bạn phải có dụng cụ pha trà phù hợp, có thể giữ ấm, không làm bỏng tay, nhưng cũng hạn chế dụng cụ pha trà bằng kim loại.
Nước dùng để pha trà cũng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của trà: Sau khi tiến hành thử nghiệm, người ta thấy rằng sử dụng nước suối trong rừng là tốt nhất, hay có thể sử dụng nước sông sạch hoặc nước máy sau khi để lắng qua một đêm.
Ngoài cách pha trà thảo dược, còn có thêm cách nấu trà. Khi nấu trà, chúng ta nên sử dụng những loại nồi đất, siêu sành, không nên sử dụng các vật dụng bằng kim loại, vì các vật dụng bằng kim loại rất dễ gây ra phản ứng hóa học đối với một số thảo dược trong trà, làm trà bị biến chất, biến mùi, sinh ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Thường xuyên dùng nước giếng và nước sông sạch để nấu.
Khi pha trà thảo dược, chúng ta hãy chế nước vào bình vừa bằng với lượng lá trà hoặc hơn một chút là thích hợp nhất.
Nấu trà với lừa to và lửa nhỏ, thông thường nấu với lửa to trước sau đó để lửa nhỏ liu riu. Lửa to để nấu đến khi nước trà sôi, lửa nhỏ để giữ độ sôi.
Thông thường, nên uống trà trước bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ đầy đủ các chất của trà. Đối với người bệnh dạ dày thì nên uống sau bữa ăn. Còn nếu muốn trị bệnh mất ngủ thì nên uống trước khi ngủ một tiếng đồng hồ.
Cũng có thể uống trà thoe một khoảng thời gian nhất định, có khi 4 tiếng 1 lần, có khi cách 24 tiếng đồng hồ một lần. Nấu uống trong một lần gọi là "đốn phục" (uống ngay). Uống trong nhiều lần gọi là "tần phục" (chia ra uống thành nhiều lần). Dùng nước sôi để nguội uống chung với những thực vậy hoặc bột khó hòa tan gọi là "xung phục" (uống thuốc bằng nước sôi để nguội). Có những loại trà thảo dược dễ hòa tan, dễ ra vị, khi uống chỉ cần pha với nửa ly nước, lúc pha nhớ đậy nắp lại, cách đó gọi là "bào phục" (uống trà thảo dược bằng cách pha với nước sôi).
Cách chế biến và bảo quản trà thảo dược
Nếu những loại trà thảo dược đã chế biến mà không được bảo quản tốt thì trà sẽ bị mất chất, thậm chí có thể không dùng được nữa. Muốn bảo quản trà thảo dược, trước tiên phải hiểu được những đặc điểm của lá trà như tính hút ẩm, tính trần hóa (tính lão hóa) và tính hấp thu dị vị của nó.
Trà thảo dược phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm thấp, nếu không nó sẽ dần biến mùi, diệp lục tố và chất tamin của nó đều bị oxy hóa, như vậy, trà thảo dược sẽ giảm hương thâm và đục nước khi pha. Nếu bảo quản trong thời gian tương đối dài thì càng phải chú ý đậy kín hộp lại, tránh ánh nắng, đề phòng lão hóa, cũng như đừng để trà gần những vật có mùi nồng như xà bông thơm, rượu bia...
Tốt nhất là dùng các loại hộp làm bằng sành sứ, đừng dùng những hộp làm bằng gỗ hay nhôm sắt.
Những điều cần chú ý khi sử dụng trà thảo dược
- Khi uống trà thảo dược thì phải nhớ những điều "cấm kỵ" sau: Để đảm bảo an toàn khi uống trà thảo dược, ngoài các thai phụ cần phải chú ý kiêng kỵ, chúng ta cũng cần kiêng các món ăn lạnh, chua. Khi uống những trà thảo dược trị ho, cần tránh ăn các loại cá tôm, cua. Khi uống trà thảo dược thanh nhiệt giải độc, nên tránh ăn những thức ăn cay, có mỡ hoặc có mùi tanh hôi. Khi uống trà thảo dược trị bệnh ợ hơi khó tiêu, nên tránh các loại đậu, khoai lang...
- Khi uống trà thảo dược, chúng ta phải biết "trà kỵ": Thứ nhất là tránh uống các loại trà quá nóng. Thứ hai là tránh uống trà quá lạnh. Thứ ba là những phụ nữ đang cho con bú tránh uống những loại trà được pha quá đậm. Thứ tư là những người bị bệnh về van tim nên tránh uống trà quá đặc. Thứ năm là không nên uống trà sau khi đã uống thuốc aspirine. Thứ sáu là tránh uống những loại trà đã bị mốc.
- Nên rửa sạch các loại trà trước khi pha
- Bạn nên hiểu rõ rằng không phải các loại trà thảo dược có thể trị được tất cả các loại bệnh và không phải tất cả các loại thảo dược đều có thể dùng làm trà. Những loại thảo dược sau đây không nên sử dụng dùng làm trà:
Trong những loại thuốc Đông y có chứa chất aconitine (ô dầu) như aconitum carmichacli (xuyên ô) cần phải nấu thật lâu mới có thể giảm đi độc tính của hcaast aconitine.
Các loại xài thảo, ô tiêu xà, thủy điệt (con đỉa), nếu ai đang kiêng kỵ mùi tanh thì không nên dùng.
Các loại vỏ sò, khoáng thạch, mẫu lệ (con hào), thach quyết minh cần phải nấu trong thời gian lâu mới tiết ra chất có tác dụng điều trị bệnh.
Những loại đắng quá hoặc cay quá, khó uống, không thích hợp pha và trà thảo dược để dùng.
Do trà vừa có tính thích hợp và tính linh hoạt, vừa có những ưu điểm như tiện lợi, hiệu quả tốt, bắt nguồn từ nhiên nhiên, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện nay trà thảo dược ngày càng phổ biến, nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn những loại thuốc tốt để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ sức khỏe.
Những năm gần đây, y học có xu hướng tìm về các loại cây cỏ trong thiên nhiên, điều đó làm cho mọi người tăng thêm sự hiểu biết về y học truyền thống. Cách điều trị bệnh bằng trà là một trong những phương pháp tiện lợi và là liệu pháp đáng tin cậy. Trên thực tế, trong ngành y học cổ truyền, việc điều trị bệnh bằng trà là một trong những viên ngọc sáng lấp lánh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu thêm về trà thảo mộc hay trà thảo dược để sử dụng đúng cách.
Trà thảo dược là gì?
Trà thảo dược (trà thảo mộc): Trong thành phần của nó không chỉ có lá trà mà là phối hợp giữa trà và thảo dược, dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà)...
- Lá trà đơn hành: Là dùng lá trà pha uống để phòng trị một số bệnh mãn tính nào đó.
- Phối hợp giữa trà và thảo dược: Lá trà dùng chung với các loại thảo dược khác như một loại dược phẩm, đó là sự phát triển trong thực tế của trà thảo dược. Nếu chỉ sử dụng một loại lá trà nào đó để trị bệnh thì phạm vi điều trị sẽ bị hạn chế, còn phối hợp giữa lá trà với các loại thảo dược khác thì có thể trị được nhiều loại bệnh hơn.
- Dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà): Là loại trà thảo dược có thể không thêm lá trà nào cả, chỉ dùng các loại thảo dược đối với những chứng bệnh không cần thiết hoặc không thích hợp điều trị bằng lá trà. Ngoài ra, tuy được làm từ nhiều loại thảo dược nhưng những thác thuốc đó vẫn là trà tễ, người bệnh có thể sử dụng một cách tiện lợi. Bắt đầu từ đời Đường (Trung Quốc), có rất nhiều phương thuốc được ghi chép lại trên các sách y dược, một phần trong các bài thuốc đó là trà, nhưng không có mặt lá trà. Bài này làm cho bài thuốc của trà thảo dược phổ biến hơn.
Đặc điểm của trà thảo dược
- Đầu tiên, bản thân trà thảo dược có thể giúp phát huy tác dụng điều trị của nó. Trà thaỏ dược có lợi cho việc phát huy tác dụng thuốc. Những loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu và có hương thơm như trần bì, trà hoa hồng rất có hiệu quả khi được bài chế bằng phương thức trà thảo dược nhưng phải tránh nấu quá lâu. Những loại thảo dược được bào chế thành dạng bột, mặt tiếp xúc với dung môi rát lớn, hơn nữa có thể pha nhiều lần cho đến khi mùi vị nhạt đi, như vậy càng có lợi tron việc tận dụng hết các chất trong trà thảo dược.
- Thứ hai là nguyên liệu của các phương thuốc trà thảo dược dễ tìm, tiện lợi khi sử dụng, cho nên nó dễ được nhiều người tiếp nhận.
- Thứ ba là trà thảo dược giúp giảm áp lực về tinh thần khi uống thuốc tây, tránh bị bệnh đau dạ dày, có lợi cho việc điều trị các bệnh mãn tính.
- Thứ tư vì trong trà thảo dược ít dùng dược phẩm, thường sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, cho nên chúng ta vừa có thể tiết kiệm dược liệu, vừa tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
Cách pha trà thảo dược
Nếu pha, nấu trà thảo dược không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của nó. Ngược lại, nếu đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Về cách pha trà thảo dược, trước tiên, bạn phải có dụng cụ pha trà phù hợp, có thể giữ ấm, không làm bỏng tay, nhưng cũng hạn chế dụng cụ pha trà bằng kim loại.
Nước dùng để pha trà cũng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của trà: Sau khi tiến hành thử nghiệm, người ta thấy rằng sử dụng nước suối trong rừng là tốt nhất, hay có thể sử dụng nước sông sạch hoặc nước máy sau khi để lắng qua một đêm.
Ngoài cách pha trà thảo dược, còn có thêm cách nấu trà. Khi nấu trà, chúng ta nên sử dụng những loại nồi đất, siêu sành, không nên sử dụng các vật dụng bằng kim loại, vì các vật dụng bằng kim loại rất dễ gây ra phản ứng hóa học đối với một số thảo dược trong trà, làm trà bị biến chất, biến mùi, sinh ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Thường xuyên dùng nước giếng và nước sông sạch để nấu.
Khi pha trà thảo dược, chúng ta hãy chế nước vào bình vừa bằng với lượng lá trà hoặc hơn một chút là thích hợp nhất.
Nấu trà với lừa to và lửa nhỏ, thông thường nấu với lửa to trước sau đó để lửa nhỏ liu riu. Lửa to để nấu đến khi nước trà sôi, lửa nhỏ để giữ độ sôi.
Thông thường, nên uống trà trước bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ đầy đủ các chất của trà. Đối với người bệnh dạ dày thì nên uống sau bữa ăn. Còn nếu muốn trị bệnh mất ngủ thì nên uống trước khi ngủ một tiếng đồng hồ.
Cũng có thể uống trà thoe một khoảng thời gian nhất định, có khi 4 tiếng 1 lần, có khi cách 24 tiếng đồng hồ một lần. Nấu uống trong một lần gọi là "đốn phục" (uống ngay). Uống trong nhiều lần gọi là "tần phục" (chia ra uống thành nhiều lần). Dùng nước sôi để nguội uống chung với những thực vậy hoặc bột khó hòa tan gọi là "xung phục" (uống thuốc bằng nước sôi để nguội). Có những loại trà thảo dược dễ hòa tan, dễ ra vị, khi uống chỉ cần pha với nửa ly nước, lúc pha nhớ đậy nắp lại, cách đó gọi là "bào phục" (uống trà thảo dược bằng cách pha với nước sôi).
Cách chế biến và bảo quản trà thảo dược
Nếu những loại trà thảo dược đã chế biến mà không được bảo quản tốt thì trà sẽ bị mất chất, thậm chí có thể không dùng được nữa. Muốn bảo quản trà thảo dược, trước tiên phải hiểu được những đặc điểm của lá trà như tính hút ẩm, tính trần hóa (tính lão hóa) và tính hấp thu dị vị của nó.
Trà thảo dược phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm thấp, nếu không nó sẽ dần biến mùi, diệp lục tố và chất tamin của nó đều bị oxy hóa, như vậy, trà thảo dược sẽ giảm hương thâm và đục nước khi pha. Nếu bảo quản trong thời gian tương đối dài thì càng phải chú ý đậy kín hộp lại, tránh ánh nắng, đề phòng lão hóa, cũng như đừng để trà gần những vật có mùi nồng như xà bông thơm, rượu bia...
Tốt nhất là dùng các loại hộp làm bằng sành sứ, đừng dùng những hộp làm bằng gỗ hay nhôm sắt.
Những điều cần chú ý khi sử dụng trà thảo dược
- Khi uống trà thảo dược thì phải nhớ những điều "cấm kỵ" sau: Để đảm bảo an toàn khi uống trà thảo dược, ngoài các thai phụ cần phải chú ý kiêng kỵ, chúng ta cũng cần kiêng các món ăn lạnh, chua. Khi uống những trà thảo dược trị ho, cần tránh ăn các loại cá tôm, cua. Khi uống trà thảo dược thanh nhiệt giải độc, nên tránh ăn những thức ăn cay, có mỡ hoặc có mùi tanh hôi. Khi uống trà thảo dược trị bệnh ợ hơi khó tiêu, nên tránh các loại đậu, khoai lang...
- Khi uống trà thảo dược, chúng ta phải biết "trà kỵ": Thứ nhất là tránh uống các loại trà quá nóng. Thứ hai là tránh uống trà quá lạnh. Thứ ba là những phụ nữ đang cho con bú tránh uống những loại trà được pha quá đậm. Thứ tư là những người bị bệnh về van tim nên tránh uống trà quá đặc. Thứ năm là không nên uống trà sau khi đã uống thuốc aspirine. Thứ sáu là tránh uống những loại trà đã bị mốc.
- Nên rửa sạch các loại trà trước khi pha
- Bạn nên hiểu rõ rằng không phải các loại trà thảo dược có thể trị được tất cả các loại bệnh và không phải tất cả các loại thảo dược đều có thể dùng làm trà. Những loại thảo dược sau đây không nên sử dụng dùng làm trà:
Trong những loại thuốc Đông y có chứa chất aconitine (ô dầu) như aconitum carmichacli (xuyên ô) cần phải nấu thật lâu mới có thể giảm đi độc tính của hcaast aconitine.
Các loại xài thảo, ô tiêu xà, thủy điệt (con đỉa), nếu ai đang kiêng kỵ mùi tanh thì không nên dùng.
Các loại vỏ sò, khoáng thạch, mẫu lệ (con hào), thach quyết minh cần phải nấu trong thời gian lâu mới tiết ra chất có tác dụng điều trị bệnh.
Những loại đắng quá hoặc cay quá, khó uống, không thích hợp pha và trà thảo dược để dùng.
Do trà vừa có tính thích hợp và tính linh hoạt, vừa có những ưu điểm như tiện lợi, hiệu quả tốt, bắt nguồn từ nhiên nhiên, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện nay trà thảo dược ngày càng phổ biến, nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta hãy cẩn thận lựa chọn những loại thuốc tốt để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ sức khỏe.