Từ ngàn xưa, trà đã trở thành văn hóa trong ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Trà không chỉ là cách thưởng thức như một thứ nước uống mà nó còn trở thành tập quán của người dân Việt. Nói về trà thì có vô vàn điều chúng ta chưa biết, vậy ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu xem trà Tân Cương là gì? mà nó lại đặc biệt với ta đến vậy.

Lịch sử trà Tân Cương, Thái Nguyên

Địa danh Tân Cương bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam từ năm 1922. Còn về lịch sử trà Tân Cương thì theo ghi nhận, ông Đội Năm (Võ Văn Thiệt) là người đã giúp người dân khai hoang, mở đất và lấy giống từ trại trà Phú Hộ, thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ về trồng. Từ đó, ông Đội Năm được xem là ông tổ nghề trà ở Tân Cương, Thái Nguyên.

Lịch sử trà Tân Cương

 

Vì sao trà Tân Cương lại nổi tiếng và được đánh giá là danh trà Việt Nam

Không chỉ là người có công mang giống trà Tân Cương về trồng, ông Đội Năm còn mang trà đến với cuộc thi Đấu Xảo năm 1935 và giành giải nhất. Nhờ đó, loại trà này đã trở nên nổi tiếng, được biết đến là đặc sản Thái Nguyên. 

Tại lễ hội Văn hóa trà Đà Lạt, Lâm Đồng năm 2006, 5 mẫu trà Tân Cương Thái Nguyên đã đứng Top 10 và được vinh dự nhận cúp vàng chất lượng. Sở dĩ trà Tân Cương nổi tiếng và được đánh giá là danh trà Việt Nam còn do một số nguyên nhân như sau:

trà Tân Cương

 

Đặc điểm của vườn trà

Trà Tân Cương có chất lượng tốt phần lớn nhờ đặc điểm thổ nhưỡng của vườn trà nơi đây. Các vườn trà thuộc vùng trung du bán sơn địa, xen kẽ nhiều thung lũng hẹp, bằng phẳng và có sông Công chảy qua địa bàn. Thổ nhưỡng nơi đây chứa nhiều nguyên tố vi lượng phù hợp với đặc tính phát triển của trà.

Vùng trà Tân Cương

Đặc biệt, mỗi gia đình có 1 vườn trà riêng, thu hoạch và làm trà từ những mảnh vườn này. Người trồng trà tại đây có thói quen sử dụng phân hữu cơ để chăm bón cho cây. Chính nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi và quá trình chăm sóc tốt đã giúp cây trà Tân Cương phát triển và đạt chất lượng hảo hạng.

Vùng trà Tân Cương là một trong những vùng trà nổi tiếng ở Thái Nguyên và là nơi luôn đầu tư trong việc trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng cây trà để cho ra những búp trà tươi ngon nhất. Vùng đất này được mệnh danh là cái nôi của đất trà Thái. Vườn trà cổ đến nay vẫn còn, cũng đã trải qua hơn 87 năm tồn tại và phát triển cùng với nhân dân, xóm làng.

Có thể nói, cây trà trung du được trồng ở vùng Tân Cương Thái Nguyên cho hương vị thơm ngon hơn hẳn khi trồng ở các vùng khác. Vùng trà Tân Cương được thiên nhiên ưu ái, trên vùng đất trung du lắm sỏi đá, mưa ít, nắng nhiều, đất cọc cằn đã cho ra đời giống trà thượng hạng, làm nức lòng bao thực khách. Trên thực tế, hằng năm, Tân Cương nhận được một lượng bức xạ nhiệt vừa phải, không gắt quá cũng không mềm quá. Do đó, cái bức xạ này dẫn đến khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng của lá trà rất tốt và tuyệt vời.

Đặc biệt, chất đất ở đây rất phù hợp cho cây trà. Đất không màu mỡ quá so với đất trồng các loại hoa màu khác và cũng không phải đất cổ pha sỏi như ở Phú Thọ, cho nên nguồn dinh dưỡng vô cùng phù hợp. Điều tuyệt vời nhất đối với trà trung du Tân Cương Thái Nguyên là nó được tưới bởi nước Hồ Núi Cốc. Nguồn nước này dẫn trực tiếp từ núi về nên rất trong lành, tạo ra hương vị tuyệt vời cho trà Tân Cương. Những đặc điểm đó sẽ giúp bạn cảm nhận được điểm khác biệt giữa trà trung du Tân Cương Thái Nguyên và trà ở các vùng khác.

Bí quyết để có trà ngon

Chất lượng trà Tân Cương còn đến từ truyền thống và bí quyết làm trà được truyền từ đời này sang đời khác. Trà được trồng, thu hái và sản xuất thủ công bởi các nghệ nhân để đem lại chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, các vùng trồng trà còn thường xuyên tổ chức các lễ hội để người làm trà có cơ hội học hỏi, thi thố nhằm nâng cao tay nghề.

trà Tân Cương thơm ngon

Quy trình sản xuất trà Tân Cương

Tại Tân Cương có rất nhiều cơ sở trồng trà và sản xuất trà theo phương thức thủ công. Mỗi gia đình, mỗi xưởng lại có cách thức khác nhau và bí quyết gia truyền chính là điều làm nên sự khác biệt về vị trà của từng cơ sở. Tuy nhiên có thể quy trình sản xuất trà xanh Thái Nguyên cơ bản sẽ bao gồm những bước sau:

  • Thu hái lá trà: người nông dân lựa chọn hái các nõn trà, tôm trà, búp trà tùy thuộc vào

    mục đích sản xuất. Thường thì lá trà càng non, thành phẩm trà càng hảo hạng.thu hái chè Tân Cương
  • Làm héo lá trà: lá được rũ tơi và rải đều lên nong tre để làm úa dần. Lúc này các chất trong lá sẽ bắt đầu biến đổi và tạo nên hương vị trà đặc trưng.

  • Diệt men: người ta sẽ xào trà (đảo trà) bằng nhiệt một cách nhịp nhàng. Kết quả thu được là những lá trà vẫn còn giữ màu xanh và độ mềm dẻo đã thoát bớt hơi nước nhưng không bị quá khô.

  • Vò trà: đây là công đoạn tạo hình dáng móc câu cho trà Tân Cương. Vò trà sao cho đẹp, cánh trà không bị dập, gãy là do tay nghề và bí quyết riêng của người làm trà.

  • Sao khô: công đoạn sao này giúp trà lưu giữ hình dạng và hương thơm. Đặc biệt mùi thơm của trà phụ thuộc nhiều vào công đoạn xử lý nhiệt này. 

Các loại Trà Tân Cương, Thái Nguyên ngon nhất định phải thử một lần

Trà Đinh Tân Cương

Trà Đinh Tân Cương là loại trà cao cấp, được chế biến công phu, tỉ mỉ với từng đọt trà non được tuyển chọn vô cùng khắc khe và kỹ lưỡng. Quá trình sản xuất loại trà này cũng vô cùng cầu kỳ, đòi hỏi người làm trà phải tâm huyết và có kinh nghiệm lâu năm. 

Nhờ đó, trà đinh được mệnh danh là tinh túy đệ nhất của vùng trà Thái Nguyên. Sau khi pha, trà có vị hơi chát, hậu vị ngọt, thơm mát, phảng phất hương cốm non khiến người thưởng trà nhớ mãi.

Trà Đinh Tân Cương

 

Trà nõn tôm Tân Cương

Được mệnh danh là Tinh hoa trà Việt, trà nõn tôm Tân Cương sở hữu hương vị quyến rũ rất riêng, đầy mời gọi. Loại trà Tân Cương này được chế biến từ đọt non 1 tôm, 1 lá. Trà được thu hái vào lúc tiết trời đẹp, nắng vừa phải để lá trà giữ được chất lượng tốt nhất. 

Trà thành phẩm có dạng mỏng, xoăn tít, nõn trà nhỏ và bện chặt vào nhau. Sau khi pha, nước trà có màu vàng xanh, vị chát dịu và hậu ngọt thanh tao dễ chịu, để lại ấn tượng sâu sắc cho người thưởng trà.

Trà nõn tôm Tân Cương